THU MUA ĐỒNG HỒ CŨ CHÍNH HÃNG

THẨM ĐỊNH — BÁO GIÁ NHANH — KHÔNG ÉP GIÁ

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thu mua đồng hồ cũ TPHCM chúng tôi có gần 20 năm kinh nghiệm mua bán đồng hồ chính hãng, chuyên thu mua đồng hồ Thụy Sỹ, Nhật Bản, Đức với mức giá tốt nhất gửi đến mọi khách hàng.

Đến với trung tâm thu mua đồng hồ cũ, chúng tôi sẽ định giá sản phẩm qua hình thức online, và tiến hành trao đổi phương thức mua bán thông qua giao dịch tại nhà, địa điểm quý khách hẹn, hoặc trực tiếp tại trung tâm của chúng tôi.

 

Ưu tiên thu mua các mẫu đồng hồ cao cấp, hàng xa xỉ như Rolex, Omega, Patek Philippe, Hublot, Cartier, Zenith, Longines, Franck Muller, Corum, Tudor, Vacheron Constantin, Piaget, Richard Mille, Audemars Piguet, Bovet, IWC, Hermes, Fendi, Bell & Ross, Ebel, Rado,.. và nhiều thương hiệu đồng hồ chính hãng khác.

Chuyên mua bán thanh lý các dòng đồng hồ Odo cổ cũ, thu mua giá cao.

Đồng hồ Odo vẫn là xu hướng sưu tầm của những nhà yêu thích đồ cổ. Gần đây cũng trở thành xu hướng của những người trẻ.

Bạn đang xem: Odo 54, 57, 62 là gì ?

Đang xem: đồng hồ odo 36 là gì

Đang xem: đồng hồ odo 36 là gì

Thương hiệu Đồng hồ ODO đã gần 100 tuổi, treo trên tường, trở thành linh hồn cuả ngôi nhà. Từ hình thức đến âm thanh, nổi bật nhất trong các đồ nội thất trong nhà. Đồng hồ Odo với những vân gỗ tự nhiên, mặt số sáng bóng. Nổi bật cộng thêm với âm thanh ngân nga, sâu lắng vào tâm hồn.

 

Dù là một người không có kiến thức về đồng hồ. Cũng phải chú ý lắng nghe, dễ chịu khi tiếng chuông đồng hồ Odo cất lên. Người sưu tầm đồng hồ Odo cũng là con người. Có tầm nhìn xa, yêu thích những gì tinh tuý nhất và giá trị theo thời gian.

Đồng Hồ Odo

 

Giá trị của đồng hồ đến từ thương hiệu OdoBez

Đồng hồ Odo mang lại rất nhiều giá trị cho các nhà sưu tầm về tinh thần, vật chất, thương mại, thương hiệu,…

Thùng bên ngoài của đồng hồ Odo được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, không dán ép, những vân gỗ đối xứng nhau, những hoạ tiết điêu khắc nghệ thuật, hoa văn. Bộ máy hoàn toàn bằng đồng, được làm thủ công và bền bỉ với thời gian. Bộ gông và thanh côn của đồng hồ Odo tạo nên âm thanh rất hay và sâu lắng.

Có thể nói không có một thương hiệu Đồng hồ cổ nào lại in sâu vào tâm trí của người dân đất nước Việt Nam như thương hiệu đồng hồ Odo, nói đến đồng hồ côn cổ, đồng hồ treo tường cổ là người ta nghĩ ngay đến 2 từ Odo. Bởi tiếng chuông ngân nga của bản nhạc Westminster vang lên từ chiếc đồng hồ cổ Odo đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ mỗi người.

Vào thời điểm đồng hồ Odo bắt đầu du nhập vào đất nước Việt Nam, có những chiếc đồng hồ, thời ấy khi mua, người chủ ban đầu đã phải bỏ ra 25 con trâu. Chơi đồng hồ cách đây từ vài chục đến cả trăm năm phải là những gia đình có “máu mặt”, vì thế, mỗi chiếc đồng hồ bây giờ đều có một số phận mà không phải ai cũng biết.

Hiện nay những chiếc đồng hồ Odo có giá trên 10.000.000đ và những chiếc đồng hồ Odo máy 10 (bính boong) có giá trên 100.000.000đ. Giá cuả những chiếc đồng hồ Odo không ngừng tăng theo các năm. Vì thế mới cho thấy những nhà sưu tầm đồng hồ Odo có tầm nhìn xa.

Đồng hồ Odo không còn sản xuất nữa, nên đồng hồ Odo ngày càng hiếm, một số chiếc có thể đạt đến mức vô giá

Đồng hồ Odo cũng được coi là một kỷ vật để lưu truyền cho những thế hệ sau. Nó là hình ảnh, linh hồn, chứng nhân lịch sử.

Còn rất nhiều gía trị khác từ đồng hồ Odo và theo thời gian những giá trị đó đều gia tăng.

Lịch sử hình thành và phát triển của đồng hồ Odo

Thương hiệu đồng hồ Odobez bắt đầu trong khoảng năm 1708 tại vùng Morbier (Pháp), là cái nôi sản sinh ra rất nhiều thương hiệu đồng hồ tủ nổi tiếng trên thế giới.

Năm 1843, Francois Désiré Odobez kế thừa truyền thống dòng họ cộng với trí óc và sự khéo léo của bản thân để chế tạo thành công những dòng máy đồng hồ tủ vỏ sắt, nức danh cho đến tận hiện giờ.

Năm 1885, Léon Odobez sáng lập ra “Nhà phân phối Odobez cha và con” đặt tại Morez chuyên phân phối đồng hồ tủ.

Năm 1920, thương hiệu đã phát triển nổi tiếng toàn thế giới có đồng hồ treo tường Odo có hiệu Carillon Odo.

Năm 1937, nhạc sỹ Vincent Scotto đã sáng tác riêng và đưa vào những cái đồng hồ treo tường Carillon Odo những bản nhạc vui nhộn.

Năm 1950, những chiếc đồng hồ treo tường Odo có điệu nhạc “coucou valse” đã trở lên thân thuộc trên toàn thể nước Pháp nói riêng và toàn cầu.Để có gia phả chính xác về các đời đồng hồ và năm sản xuất. Thì gần như là chỉ có chúng ta truyền miệng nhau từ đời này qua đời kia. Nhưng thực chất cha ông chúng ta vào thời điểm đó. Ít có người được tiếp cận với đồng hồ ODO. Ngoại trừ gia đình địa chủ thời đó và dân trí thời đó cũng rất hạn hẹp. Đôi khi nghe tiếng chuông đổ họ không có sự cảm nhận hay và dở bởi cha ông chúng ta còn đang kiếm cơm manh áo. Bạn còn nhớ đất nước Việt Nam có mấy triệu người chết trong thời điểm đói nghèo và loạn lạc. Vậy còn đâu để mà tìm hiểu về ODO như ngày nay công nghệ thông tin người ta có thể gõ một cái là ra hết.

1) Mặt Số của đồng hồ:

Mặt hình bát giác nằm, bát giác đứng, mặt tròn, mặt quai chảo,

số vẽ (in), số nổi (bằng đồng hoặc inox được dán hoặc chân cài)… mỗi loại có giá khác nhau.

3) Máy bên trong (ổ cót, các bánh răng)

– Máy 3 vách, máy 1 vách:

 (3 vách để cho cv sửa chữa, tháo lắp bảo hành đc dễ dàng, hiệu quả. Đây là một cải tiến thông minh của Odo)

– Đồng hồ 3 vách kiềng (chân trống), máy 3 vách bệt (3 tấm chân bằng nhau):

– Máy 3 vách hở (ODO36/8), 3 vách kín:

– Đồng hồ máy vách hoa dâu, máy vách trơn (láng):
(vách hoa dâu ra sau được cải tiến kết cấu máy thêm cứng hơn. Không liên quan gì đến độ bền. Yếu tố con người sử dụng vẫn là điều tiên quyết. “Của bền tại người”.)

– Máy có logo triện hình quả trám, logo triện hình quả trứng, máy không triện:

– Máy 24, 30, 36:

24, 30, 36 là kích thước chiều dài danh nghĩa của tay lắc đồng hồ.

Các bác cứ hiểu nôm na nó là như thế này cho dễ hiểu. Đặt 3 chiếc đồng hồ máy 24, 30, 36 cạnh nhau. Quả lắc của máy 24 ngắn nhất, xong đến máy 30 dài hơn một chút, dài nhất là máy 36.

Về cơ bản thì máy 24 và 30 giống nhau đến 96,69%.

Như đã nói ở trên là nó chỉ khác nhau về chiều dài tay lắc.

Chắc chắn ai đã từng chơi từng tìm hiểu, thậm chí chưa từng chơi đồng hồ côn cổ cũng đã từng được nghe qua người ta thường nói tới đồng hồ Odo: 54, 57, 62 vậy nhiều bác sẽ thắc mắc 54,57,62 là gì? Như đã xem hình ảnh ở trên vì sao trên máy chỉ thấy có triện mấy số 24, 30, 36. Mà lại gọi là 54, 57, 62?

Thực ra mấy cái tên gọi đó chỉ là do người đất nước Việt Nam mình tự đặt ra. Chứ trở về nước Pháp quê hương của Odo hỏi mấy anh Tây có biết Odo 54, 57, 62. Không đảm bảo mấy anh ý lắc đầu nguây nguẩy!

Lưu ý: Máy vàng ươm (hay bị gỉ) là do môi trường và sự bảo dưỡng của người sưu tầm. Nếu kém bảo dưỡng, máy chẳng những xuống màu mà các trục cốt. Các bánh răng, ổ cót, các linh kiện khác đều bị ảnh hưởng theo thời gian. Hay bị chết vặt, cần phải thay thế nhiều, tốn kém.

4) Gông (Côn)- Bộ phận phát thanh

Để mang về nhiều đồng hồ cổ không khó, chỉ cần đam mê, thời gian và vốn đầu tư. Nhưng có một mẫu đồng hồ cổ nhạc hay thì không phải người sưu tầm nào cũng sở hữu, bởi 1 lẽ giản đơn: Nhạc hay là “tổng hòa của các mối quan hệ” phức tạp trong một chiếc đồng hồ cùng những nhân tố ngoại cảnh. Người chơi phải có đôi tai âm nhạc và cái đầu biết về âm học.

Đặc trưng nhất vẫn là cái 36. Odo 36 đặc biệt ở chỗ đời này rất hiếm, việc sở hữu 1 loại 36 cũng như một tay chơi vespa acma hay GS150… Nếu ai đã từng chơi 36 thì chắc hẳn sẽ không muốn chơi những dòng khác nữa bởi lẽ đây có thể là mẫu sở hữu tiếng chuông hay nhất của odo và giá trị sưu tập rất cao (từ vài chục đến vài trăm triệu).

– Củ gông có gông đóng, gông xoáy (Vít).

– Loại 8 gông, 6 gông ODO30 (chơi 1 bản nhạc). Còn loại 6 gông (ODO62), 10 gông (chơi 2 bản nhạc).

– Gông 1 hàng, gông 2 hàng.

– Củ gông lòng máng trắng /đen (Odo 30), củ óc chó, củ gông chữ M (Odo 36)

– Củ màu đen, củ xám, củ nâu.

– Thanh đồng, thanh gông, đồng bên ngoài, 7 đồng 1 đồng …

Gông tốt có màu xanh đen (khi chuyển màu).

Mỗi thanh gông chất lượng sẽ cho ra chất lượng âm trầm, ngân vang khác nhau.

Từng máy đời mà có những côn trùng, cục bộ khác nhau; và chơi các bản nhạc khác nhau. Nhưng nhất định phố biến vẫn là loại 8 côn, và 10 côn, 12 côn đánh bính boong. Chơi nhạc nổi tiếng Westminster, Gai Carillon, Ave Maria, Sonodo, Coucou valse.

5) Bên ngoài hộp (kính, gỗ)

Do khác nhau ngắn lắc tay, nên hộp. Tương ứng với từng short host type for phù hợp. Máy thùng 24 thường là vỏ dạng, còn máy 36 là dạng thon dài.

Thùng đóng vai trò như một cây đàn hộp. Mang lại một âm thanh hiệu ứng hoàn chỉnh có sự cộng hưởng tạo ra và ngân quỹ. “Chính vì thế, những thợ mộc của ta dù giỏi đến mấy cũng khó làm được chuẩn thùng.

Hình thức trang trí cũng rất đa dạng như vỏ hộp, vỏ song tinh xảo. Thùng gỗ làm bằng độ ẩm và tạo ra chất âm hay. Về cấu hình trang trí hoa văn rất đa dạng và mang một chút bài trí phong thủy. Như chùm nho và lúa mì nói lên sự không đủ. 

6) Lời kết

Đó là tất cả những kiến thức về chiếc đồng hồ châu Âu thương hiệu Odobez.

Mua Đồng Hồ Odo Cổ
sản phẩm bán chạy